Nam Sudan – Những thống khổ của địa ngục

Ngày 9 tháng 7 vừa qua, Nam Sudan kỷ niệm 7 năm thành lập và tới nay, Nam Sudan vẫn là một quốc gia trẻ nhất trên thế giới tính tới thời điểm hiện đại sau khi ly khai và độc lập từ đất mẹ Sudan năm 2011.

Ngày 9 tháng 7 cũng là ngày mệnh giá 500 Pound Nam Sudan lưu hành để đối phó với nạn khủng hoảng tiền mặt nơi đây. Và rồi sau đó, từ khi tách khỏi đất mẹ, Nam Sudan đã không như ý niệm của người dân nơi đây khi còn ở đất mẹ Sudan muốn trở thành một quốc gia độc lập, cuộc sống hòa bình, bình đẳng hơn và sung túc hơn với quốc gia non trẻ.

Nhưng thật sự không nằm ở đó, Nam Sudan dần chìm vào bạo lực, những tội ác kinh hoàng không phải xuất phát từ người dân, phiến quân mà xuất phát từ chính Chính phủ dân hiến tạo nên làn sóng tị nạn, gây ra nạn đói kinh hoàng và những bố ráp thảm sát vô cùng đau đớn.

Dân lầm than, lãnh đạo có tiền “bỏ túi”

Theo báo cáo của các cơ quan nhân đạo của LHQ vừa được công bố, gần 1/3 dân số quốc gia Đông Phi này (tương đương 2,5 triệu người) đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, trong khi đó 5,5 triệu người phải sống dựa vào nguồn viện trợ lương thực nước ngoài. Cơ quan Phát triển Liên Chính phủ về Phát triển ở khu vực Đông Phi (IGAD) được giao nhiệm vụ nối lại các cuộc đàm phán hòa bình tại Nam Sudan, nhưng những thỏa thuận mới cũng sụp đổ cùng với Thỏa thuận hòa bình chia sẻ quyền lực được ký năm 2015, sau khi xung đột vũ trang lại bùng phát tại thủ đô Juba và các khu vực xung quanh hồi tháng 7 năm ngoái.

Người dân phải đi tị nạn

Kể từ đó, cuộc chiến đẫm máu đã lan rộng ra khắp đất nước và đó là cuộc chiến giữa các nhóm sắc tộc tranh đua vì lợi ích chính trị, quân sự để bảo vệ cộng đồng của họ. Các nỗ lực hòa bình khu vực đã không có kết quả và LHQ không thể thông qua lệnh cấm vận vũ khí hoặc buộc chính phủ của ông Kiir phải chấp nhận việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) tại đây.

Trẻ em là đối tượng bị tác động nhiều nhất vì nạn đói hoành hành

Những tội ác kinh khủng tại Nam Sudan

Một người Nam Sudan trở về nhà sau khi chạy trốn lực lượng chính phủ đã phát hiện cảnh tượng kinh hoàng: người mẹ bị làm cho mù mắt còn cha bị chặt đầu. Người mẹ tìm cách ngăn binh sĩ chính phủ cưỡng hiếp người con gái 17 tuổi nhưng không thành. 17 binh sĩ sau đó đã làm nhục cô bé.
Đò là một trong số nhiều vụ việc kinh khủng được đề cập trong báo cáo mới nhất về những vi phạm nhân quyền trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua ở Nam Sudan, được một ủy ban Liên Hiệp Quốc công bố hôm 23-2. Báo cáo đã kể lại những tội ác kinh hoàng tại Nam Sudan thời gian qua, như cưỡng hiếp tập thể, bạo lực sắc tộc…, khiến phần lớn quốc gia nghèo khổ này lâm vào cảnh tuyệt vọng.

Ngoài ra, báo cáo lần đầu tiên xác định danh tính hơn 40 quan chức quân sự cao cấp và 3 thủ hiến bang đối mặt cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và chống lại con người. “Những tổn thương và sự tàn ác tại đây vượt xa tưởng tượng của bất kỳ ai” – ông Andrew Clapham, thành viên ủy ban trên, bày tỏ. Cũng theo ông Clapham, phần lớn tội ác liên quan đến sắc tộc do lực lượng chính phủ gây ra. Ngoài ra, quân của Tổng thống Salva Kiir còn tấn công dân thường chạy trốn chiến tranh tại những khu vực không có sự hiện diện của phe chống đối.
Những phát hiện với “đầy đủ bằng chứng” của ủy ban về nhiều tội ác của lực lượng chính phủ Tổng thống Kiir và phiến quân sẽ được trình bày trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng tới.

Tên tuổi của những nghi phạm nói trên, đang được giữ kín để giúp bảo vệ nhân chứng, đang được cung cấp cho văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại TP Geneva – Thụy Sĩ. Báo cáo mới nhất được dựa trên lời kể của 230 nhân chứng và những tài liệu khác. Đây là báo cáo thứ 2 được ủy ban trên công bố kể từ khi ra đời năm 2016. Cuộc nội chiến nổ ra vào tháng 12-2013, tức chỉ 2 năm sau khi Nam Sudan độc lập. Khởi đầu là sự tranh giành quyền lực giữa ông Kiir và cựu Phó Tổng thống Riek Machar, xung đột đã lan rộng và dẫn đến hỗn loạn với sự ra đời của khoảng 40 nhóm vũ trang khắp nước, trong đó nhiều nhóm đang chồng lẫn nhau.

Chiến tranh khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và hơn 2 triệu người chạy khỏi quốc gia non trẻ này. Đây là cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất kể từ khi xảy ra vụ diệt chủng ở Rwanda 24 năm trước. Ngoài ra, hàng triệu người mắc kẹt tại Nam Sudan đang đối mặt với nạn đói.
Nỗ lực áp đặt lệnh ngừng bắn hồi cuối tháng 12-2017 đã nhanh chóng thất bại. Ngoài ra, Mỹ đã công bố biện pháp cấm vận vũ khí mang tính biểu tượng và thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc làm điều tương tự.

Chính phủ Nam Sudan hôm 23-2 cho biết đang đề nghị ủy ban trên cung cấp danh tính những người bị cáo buộc để điều tra. Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ Ateny Wek Ateny cho rằng những báo cáo tội ác như thế đôi khi chỉ dựa trên những gì được kể lại và thiếu bằng chứng xác thực.
Giới chuyên gia về Nam Sudan cho rằng báo cáo mới nhất sẽ không giúp dẫn đến thay đổi đáng kể nào tại Nam Sudan bởi những khuyến nghị trong đó không được thực thi.

Do đó, dù Nam Sudan có in tiền mệnh giá 1,000, 5,000 hay thậm chí hàng tram ngàn pound đi nữa thì cái kết cho một quốc gia sẽ lụy tàn. Người dân vẫn đối, quốc gia cạn kiệt và trên hết sự tồn vong của một quốc gia non trẻ cũng sẽ trở nên bấp bênh. Thương nhất người dân vô tội, những trẻ nhỏ ngây thơ trong đói kém, những người già bệnh tật đau thương, liệu còn đâu cho một Nam Sudan phồn vinh như nguyện vọng dân hiến thuở hồng khai.

  • Hơn 1 triệu trẻ em đang bị đói và suy dinh dưỡng
  • Hơn 5 triệu người chìm trong đói ăn
  • Hơn 1 triệu người dân tị nạn tại nước láng giềng Uganda
  • Hơn 2 triệu trẻ em phải tị nạn, rời xa gia đình

Nguồn tham khảo:

  • Báo CNND
  • Báo NLD
  • Internet

>>>>> Đón xem kỳ tới: Tại sao phải tách thành Nam Sudan?

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments