Hà Lan – Tìm hiểu quá trình thuộc địa tại Đông Nam Á

Đông Nam Á, vùng đất màu mỡ, giàu có và là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Chúng ta biết Pháp chiếm đông dương, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thay phiên sâu xé Philippin hay là Anh Quốc chiếm giữ Miến Điện, bên cạnh là Hà Lan, một quốc gia củng cố những thuộc địa của mình trong quá khứ và tất nhiên Đông Nam Á là miền đất hứa.

Phần 1: Hà Lan tiến chiếm Thái Lan

Trước khi thành lập công ty Đông Ấn thì người Hà Lan đã đến Thái Lan (Xiêm). Năm 1601, những thương nhân đầu tiên của Hà Lan đã đến Pattani – một tiểu vương quốc chư hầu của Ayutthaya, với sự kiện này đã mở đầu cho mối quan hệ giữa Hà Lan và Xiêm, đồng thời nó cũng đánh dấu một đợt xâm nhập mới, mạnh mẽ của người Phương Tây đến Thái Lan (Xiêm) cũng bắt đầu từ đây.

Thông qua buôn bán với người Trung Quốc, người Hà Lan đã nhận ra rằng “Thái Lan có thể đem lại nhiều lợi ích thương mại” [8;60]. Khi người Hà Lan đến Pattani thì được người dân và chính quyền bản xứ đón tiếp một cách nồng hậu và cũng từ đó họ đã xây dựng những thương điếm cho riêng mình tại vùng đất này. Dựa trên những điều kiện thuận lợi tại Pattani, năm 1604 người Hà Lan đã đến Kinh đô Vương quốc Ayutthaya và tại đây hai bên đã ký kết một thương ước, theo đó người Hà Lan được tự do buôn bán, xây dựng thương điếm và trao đổi hàng hóa như vải bông lấy da thú, hồ tiêu của Thái Lan.

Với việc ký được thương ước này đã tạo điều kiện tốt cho Hà Lan phát triển nền kinh tế tại Xiêm, đồng thời cũng tạo ảnh hưởng của mình tới giới cầm quyền và người bản xứ. Chính vì vậy vào các năm 1606 và 1608 Thái Lan đã cử các phái đoàn của mình tới Hà Lan, cũng trong thời gian này hai nước đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao, thương mại. Đây là mối quan hệ bình đẳng và thân thiện, hợp tác hai bên cùng có lợi.

Sau khi thiết lập được mối quan hệ, người Hà Lan đã cho xây dựng và thành lập hàng loạt những thương điếm tại Thái Lan  như Ayutthaya, Jankceylan, Ligor, Sigora… Cũng trong thời kỳ này tại Thái Lan Hà Lan phải cạnh tranh với Bồ Đào Nha, Anh, Nhật Bản, nhưng do có mối quan hệ mật thiết với chính quyền Ayutthaya cộng với những thủ đoạn của những nhà tư bản chẳng mấy chộc thế lực kinh tế của Hà Lan đã len lỏi vào các cuộc buôn bán giữa Thái Lan và các bạn hàng truyền thống, như quan hệ giữa buôn bán giữa Thái Lan và Nhật Bản chẳng hạn. Hàng hóa từ Thái Lan sang Nhật là da thú, thiếc, diêm tiêu, ngà voi và đá quý còn hàng từ Nhật sang Thái Lan là bạc, tơ lụa, đồng và nhiều loại khác. Ngoài ra, việc buôn bán giữa Thái Lan và Indonesia cũng bị thương nhân Hà Lan cố gắng chiếm giữ.

Với sự phát triển kinh tế của Hà Lan tại Xiên đã dẫn tới việc người Bồ Đào Nha lo lắng và họ đã gửi thư đến nhà vua Thái Lan với yêu cầu chính quyền Ayutthaya không cho người Hà Lan không được buôn bán tại đây. Nhưng vua Thái Lan không nghe theo mà thêm vào đó là cho quyền người Hà Lan được sử dụng đảo Merguy ở của sông Tennascerim. Với việc làm này đã cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa Thái Lan và Hà Lan và cũng từ đây vai trò của người Hà Lan tại đây đã lớn hơn người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Vai trò của người Hà Lan càng được củng cố thêm nhất là trong thời kỳ chiến tranh giữa Thái Lan và Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha (1630- 1635). Hà Lan đứng về phía Thái Lan bằng những biểu hiện cụ thể như cung cấp vũ khí, tàu chiến cho Thái Lan. Kết thúc cuộc chiến Thái Lan giành thắng lợi. Trong những năm tiếp theo nhờ sự ảnh hưởng của mình mà hàng hóa Hà Lan đã đánh bật hàng hóa của Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha ra khỏi Thái Lan, trước đó Anh cũng đã rút khỏi Thái Lan vào năm 1623 sau hơn 10 năm có chỗ đứng tại Thái Lan. Với việc ra đi này đã tạo cho Hà Lan độc quyền buôn bán tại Thái Lan. Tiếp sau đó quan hệ hai nước Hà Lan và Thái Lan đã xấu đi và tưởng chừng sẽ có cuộc chiến nổ ra nhưng cuối cùng đã không xảy đến.

Vào những năm từ 1640 đến 1670 thì người Hà Lan đã lũng đoạn, hoành hành thì trường Thái Lan. Xét ở góc độ nào đó thì việc buôn bán của Thái Lan tới một nước nào đó phải thông qua Hà Lan mà đại diện của nó là công ty V.O.C, công ty này đã có hành động tự đặt cho mình quyền cấp phép cho tàu buôn Thái Lan, biểu hiện của nó là: “Các tàu buôn của Thái Lan khi ra khỏi cảng phải được cho phép của công ty V.O.C. Tất cả tàu buôn của Thái Lan không có giấy phép khi gặp các tàu Hà Lan ở ngoài khơi hoặc cảng của nước thứ ba đều có thể bị tịch thu ngay lập tức. Năm 1655,  người Hà Lan đã độc quyền buôn bán da thú của Thái Lan, hơn nữa họ còn có thể kiểm soát thuế quan của bất kì tàu nào ở cảng Thái Lan”.[8;62]

Với những việc làm đó đã tác động lớn đến tình hình chính trị tại Thái Lan. Sau khi ổn định ổn định nội bộ vua Thái Lan lúc bầy giờ là Narai đã có những kế hoạch để giành lại độc quyền của Hà Lan bằng cách xây dựng những thương thuyền lớn để cạnh tranh với Hà Lan, việc làm này cũng đã có tác dụng quan hệ buôn bán giữa Thái Lan và các bạn hàng truyền thống được phục hồi và phát triển cho nên Hà Lan rất lo ngại. Với bản chất là đế quốc, Hà Lan đã có những hành động hiếu chiến nhằm chiếm đoạt sự thống trị kinh tế đôi khi kể cả chính trị lên vương quốc Xiêm. Trước tình hình đó, vua Xiêm phải nhượng bộ nhưng Hà Lan không chấp nhận và đã có hành đông như đánh đắm tàu thuyền của Thái Lan, mặt khác cho người Đài Loan đến chiếm hàng hóa và thuyền của Xiêm, đồng thời cô lập Thái Lan bằng cách thỏa thuận với Anh không cung cấp vũ khí cho Xiêm (Anh đã quay trở lại Xiêm năm 1661), ngoài ra còn phong tỏa những vương quốc ủng hộ Thái Lan ở các đảo Indonesia. Trước tình hình khó khăn đúng hơn là trước nguy cơ của cuộc chiến tranh người Thái Lan lại một lần nữa phải nhượng bộ Hà Lan. Ngày 22-08-1664 tại Ayutthaya, Xiêm đã ký một hiệp định với thực dân Hà Lan với những nội dung cơ bản sau:

“1.  Người Hà Lan có quyền tự do buôn bán tất cả các mặt hàng và quyền tự do lựa chọn bất kì đối tác kinh doanh nào ở Thái Lan (điều 2 và,3).

2. Hà Lan nắm vĩnh viễn độc quyền xuất khẩu da trâu (điều 5).

3. Tàu của Vua hoặc của thương nhân Thái Lan có quyền đến các nơi khác khi công ty Đông Ấn Hà Lan có quan hệ hữu nghị và đồng minh với các nước này. Trường hợp này vẫn phải có giấy phép của công ty Đông Ấn  Hà Lan (điều 13).

4. Công dân Hà Lan được quyền hưởng lãnh sự tài phán trên lãnh thổ Thái Lan (điều 8).

5. Trách nhiệm của Hà Lan theo hiệp định này chỉ là cam kết không gây thiệt hại cho các tàu của Thái Lan nếu những tàu này không đến những nước thù địch với Hà Lan và không tiến hành hoạt động quân sự chống kẻ thù của mình trên lãnh thổ Thái Lan”.  [8;62].

Ngoài ra Hà Lan còn có quyền buôn bán không phải nộp thuế trên toàn bộ lãnh thổ Thái Lan, Thái Lan phải trị tội những ai làm thiệt hại đến Công ty V.O.C.

Với những điều khoản của hiệp định đó đã cho thấy rằng Hà Lan đã can thiệp quá sâu vào tình hình kinh tế chính trị Thái Lan, đồng thời nó thể hiện rõ thái độ trắng trợn của Hà Lan muốn chiếm đoạt độc quyền ngoại thương của Thái Lan. Đây là bản hiệp định bất bình đẳng đầu tiên mà Xiêm phải ký với tư bản phương Tây. Hiệp ước này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia đồng thời nó là một “mất mát” nặng nề trong mối quan hệ bang giao giữa Xiêm với các nước tư bản phương Tây.

Vào thời điểm năm 1687 Hà Lan có ý định xâm lược Xiêm, ý định này không chỉ có nguyên Hà Lan mà có cả Pháp và Anh nữa. Trong những năm tiếp theo cùng với một số nước khác thì Hà Lan cũng có ảnh hưởng nhất định tại Thái Lan, những ảnh hưởng đó chủ yếu là về kinh tế nhưng đôi khi nó cũng xen lẫn cả chính trị vào đó, năm 1860 Hà Lan cũng ký với Xiêm một hiệp ước bất bình đẳng nhưng chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế. Do nhiều nước muốn chiếm độc tôn tại Xiêm cộng với những chính sách khôn khéo của nhà Vua Xiêm cho nên các nước đế quốc không thể nào xâm chiếm được Xiêm, Thái Lan vân giữ vững được nền độc lập dân tộc, cho dù họ chịu nhiều thiệt hại.

Từ bản đồ thuộc địa ĐÔng Nam Á và Nam Á, Thái Lan vẫn trụ vững nền độc lập của mình trước các thế lực ngoại bang, do đó triều đại Charki tại Thái Lan luôn được người dân Thái tôn sùng và Vua được xem như vị thánh sống.

Phần 2: Hà Lan với Miến Điện

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments