Tại sao tiền Hongkong in là các ngân hàng?

Có một lần về quê chơi sau khi du lịch Hongkong, cầm tờ 20 đô la Hongkong tặng lấy hên cho nhỏ bạn, vừa cầm tờ tiền nó trả lại mình và nói: tiền giả không lấy. Mình hỏi: Giả gì chị hai, tiền thiệt người ta đó. Đoạn xong nhỏ bạn cầm tờ tiền xăm soi, nghía ngó và nói: Vậy này là tiền ngân hàng chứ phải tiền Hongkong đâu?

Thật ra, nếu bạn là dân sưu tầm tiền dù đẳng cấp hay gà mơ thì ai cũng biết là tiền Hongkong được in bởi bốn chủ thể gồm ba ngân hàng và cơ quan nhà nước. Đa phần, phần lớn tiền lưu hành tại Hongkong được in và điều phối bởi ba ngân hàng lớn là Ngân hàng HSBC (Hongkong And Shanghai Banking), Ngân hàng BOC (Bank Of China) và Ngân hàng SCB (Standard Chartered Bank) thì tất nhiên nếu người dân quê như bạn của mình không biết là điều tất nhiên. Vì thường với họ nghĩ rằng, tiền in là do nhà nước in chứ có bao giờ do các ngân hàng.

Vậy Tại sao tiền Hongkong in là từ các ngân hàng?

Hôm nay Mybanknotes.net đàm luận một vài ý kiến cá nhân cũng như kiến thức sưu tập từ mọi nguồn để chia sẻ cùng các bạn đồng đạo hiểu rõ hơn nhé!

Trước khi đi vào chuyên sâu, cùng lướt qua sơ lược về Lịch sử Hongkong thời thuộc địa Anh để bạn hiểu rõ hơn phần nào. Năm 1839, do triều đình nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện, giữa Đại Thanh và nước Anh đã nổ ra Chiến tranh Nha phiến. Đảo Hồng Kông bị quân Anh chiếm vào ngày 20 tháng 1 năm 1841 và ban đầu được nhượng cho nước Anh theo thảo ước Xuyên Tị như là một phần của thỏa thuận ngừng bắn giữa Đại tá hải quân Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng Kỳ Thiện (琦善), song thỏa thuận này đã không bao giờ được phê chuẩn do tranh cãi giữa các quan chức cấp cao của cả hai chính phủ. Phải cho đến ngày 29 tháng 8 năm 1842, hòn đảo mới chính thức bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều ước Nam Kinh. Người Anh đã thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc xây dựng Victoria City vào năm sau.

Dưới sự cai trị của người Anh, dân số đảo Hồng Kông tăng từ 7.450 cư dân người Hán (chủ yếu là ngư dân) vào năm 1841 lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu tại Hồng Kông (bao gồm Cửu Long) vào năm 1870. Năm 1860, sau khi nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh nha phiến lần thứ hai, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều ước Bắc Kinh. Năm 1894, đại dịch dịch hạch chết chóc đã lan từ Trung Quốc sang Hồng Kông, gây ra 50.000–100.000 ca tử vong.

Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng Kông, nước Anh thu được quyền thuê đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên gọi “Tân Giới”. Từ đó, lãnh thổ Hồng Kông không thay đổi. Trong nửa đầu thế kỷ XX, Hồng Kông là một cảng tự do, có chức năng như một trung tâm xuất nhập khẩu (entrepôt) của Đế quốc Anh. Người Anh đã đưa đến Hồng Kông một hệ thống giáo dục dựa trên mô hình của họ, trong khi đó, những cư dân người Hán bản địa ít tiếp xúc với cộng đồng người Âu “đại ban” giàu sang định cư gần đỉnh Victoria.

Như vậy, người Anh chiếm lấy Hongkong họ nhận thấy nơi đây không phù hợp thuộc địa theo mô hình khai thác và “đào mỏ” như Pháp tại Đông Dương hay như thuộc địa Anh tại Châu Phi hay Châu Mỹ. Do đó, người Anh nhận thấy rằng chỉ có thể phát triển tư bản mại bản trong lĩnh vực dịch vụ là điều tất yếu để cho Hongkong đẻ ra tiền cho chính quyền Anh Quốc.

Ngoài việc phát triển kinh tế theo hình thức tư bản tự do, người Anh nhận thấy rằng ngân khố gồng gánh cho Hongkong để duy trì tiền tệ vốn dĩ đã trải qua nhiều lần khủng hoảng tài chính tác động mạnh đến ngân khố Anh Quốc, vì thế Anh Quốc chính thức bãi bỏ tỷ giá neo theo bản vị và bạc cũng như hủy bỏ tỷ giá theo mô hình tỷ giá tự do cung cầu mà ấn định mức tỷ giá cụ thể giữa Đô la Mỹ và Đô la Hongkong từ năm 1972. Đây được xem là nguyên nhân, cơ hội là cũng là nền tảng thúc đẩy cho các ngân hàng tư nhân được in tiền.

Các ngân hàng như HSCB, SCB hay BOC lần lượt thành lập tại Hongkong rất lâu, nhưng tới khi Hongkong ấn định mức tỷ giá cố định neo theo vào đồng Đô La Mỹ thì lúc này Anh Quốc nghĩ rằng, dù sao 99 năm Hongkong cũng trao trả cho Trung Quốc, thay vì cứ duy trì hệ thống tiền tệ do chính phủ quản lý sẽ hay hơn thay vào đó do các ngân hàng quản lý.

Ngày 17 tháng 10 năm 1983, tỉ giá đã tăng đến mức HK$7.8 = $1 và duy trì tới ngày nay, với mức cố định neo vào tỷ giá Đô La Mỹ, người Anh quy định rằng: Khi và chỉ khi các ngân hàng thương mại lưu hành tiền do ngân hàng mình in ấn thì phải có nguồn đô la ủy thác tại Cơ quan quản lý tiền tệ Hongkong tương đương. Ví dụ: HSBC muốn 78 tỷ đô la Hongkong, HSBC ủy thác vào Cơ quan quản lý tiền tệ Hongkong tương đương 10 tỷ đô la Mỹ.

Vậy thì bạn sẽ nghĩ rằng làm vậy chi để tốn tiền và tiền bị nhốt vào Cơ quản quản lý tiền tệ Hongkong? – Bạn sai lầm nhé.

  • Thứ nhất nếu Anh Quốc làm thế, rõ ràng người Anh khôn lõi, người Anh đã quản lý nguồn ngoại tệ đô La Mỹ khủng lồ từ ba ngân hàng ủy thác ký gởi để họ in tiền đô la Hongkong. Ví dụ: Tổng tiền ba ngân hàng Hongkong in ấn ra thị trường 780 tỷ đô la Hongkong thì người Anh khi đó sẽ có trong tay 78 tỷ đô la Mỹ. 78 tỷ đô la Mỹ ủy thác không có lãi suất với nguồn tiền khổng lồ để giúp Chính quyền Hongkong cũng như người anh khi đó tái đầu tư sinh lợi nhuận.
  • Thứ hai, khi các ngân hàng làm như thế lợi cho họ rất lớn. Một là niềm tin, rõ ràng vì niềm tin là điều kiện rất lớn trong một tổ chức tài chính nhất là ngân hàng thì niềm tin được xây dựng bằng uy tín, uy tín được bảo đảm bởi đồng đô la Mỹ và chính phủ Hongkong. Người dân Hongkong sẽ sử dụng tiền của họ, trao đổi đô la Mỹ sang đô la Hongkong cũng như mọi loại tiền tệ đều đổi sang đô la Hongkong, góp phần giúp cho các ngân hàng thanh khoản ngoại tệ lớn và dễ dàng trong hoạt động dịch vụ, xuất nhập khẩu. Ngoài ra, phát hành tiền, các ngân hàng huy động lượng lớn ngoại tệ khác trong dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn và đơn cử HSBC trở thành 1 trong 4 tập đoàn tài chính có tài sản lớn nhất thế giới.

Tới đây bạn hiểu lý do tại sao các ngân hàng Hongkong in tiền chưa? Thật ra mình viết cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, ngắn gọn nhất. Nếu phân tích sâu xa hơn, cụ thể hơn hẳn là một Đề tài bảo vệ tốt nghiệp đại học hay thạc sĩ rồi đấy. Nôm na lại, khi sử dụng đồng đô la Hongkong, bạn đừng sợ bị mất giá vì sao, vì họ có đô la Mỹ chống lưng với lượng dự trữ ngoại tệ lên đến 361 tỷ đô la Mỹ năm 2016.

Một vài hình ảnh tờ 20 đô la Hongkong của ba ngân hàng

Mệnh giá Đô la Hongkong do các ngân hàng in gồm: 20, 50, 100, 500 và 1.000 Dollars

BẢN TIN ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI WWW.SHOPTIENNHATNGO.COM

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments