Syria 2000 Pounds – Bao giờ mới hòa bình?
Tôi học chung Đại học với một người Syria, tên tiếng anh của anh ta là Macro, tên tiếng Syria thì dài quá tôi không nhớ hết. Tôi hỏi, “How long have you lived here?” và cậu ấy trở lời là 2,5 năm rồi. Một hôm, tôi mang seri tiền Syria trong đó có tờ 2.000 Syria in hình tổng thống Bashar al-Assad thì nét mặt cậu ấy trở nên khó chịu và cau có, cậu ta dùng ngón tay chỉ vào mặt của tờ tiền và nói: Cruzo, mày có biết, vì ông ta mà gia đình tôi mất 4 mạng người, anh tôi, em tôi và ba mẹ tôi không? Vì ông ta mà cả đất nước tôi lầm than vào chiến tranh vô nghĩa, Syria yên bình giờ đã hết rồi, tan tành hết rồi, không còn gì nữa rồi?
Tổng thống Bashar al-Assad, trên tờ 2.000 pound Syria
Tôi căm lặng và nín im, tôi chỉ nói một câu: Tôi xin lỗi, xin lỗi nỗi đau của bạn, xin lỗi về nối đau đất nước và xin lỗi nỗi đau của dân tộc bạn. Và rồi, chúng tôi, những con người hai dân tộc, khác nhau ngôn ngữ nhưng dùng chung một tiếng Anh, trao đổi với nhau với những câu chuyện ở Starbuck, ly Caremel kem vị ngọt xua tan đi nổi đau trong lòng mà Macro chịu đựng, cậu ta nói: Cruzo, cậu biết không, Việt Nam các bạn thật yên bình, may mắn lắm đất nước bạn không chiến tranh. Gia đình tôi di tản mất hơn 30 ngày để đến Thổ Nhĩ Kỳ và ở đó gần 1 năm hơn để xin tị nạn Hoa Kỳ, chúng tôi là một trong số ít những gia đình may mắn được chính phủ Hoa Kỳ chào đón, nhưng chúng tôi cũng phải hy sinh rất nhiều. Thượng đế giải thoát cho chúng tôi nhưng không ưu ái cho chúng toàn toàn vẹn, nhưng chúng tôi tin vào ngài, đấng Ala vĩ đại.
Cuộc hành trình của gia đình Macro xuất phát từ thủ đô Damascus, khi ấy gia đình gồm Macro, cha mẹ và bốn anh chị em. Họ di chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ bằng đường bộ dù sao cũng an toàn hơn đường biển. Nhưng, khi cả gia đình tới trung phần Syria, trận pháo kích giữa quân nổi dậy, quân chính phủ và vài lính của Nhà nước IS giao tranh với nhau, thế là một quả rocket đã lấy đi sinh mạng cha mẹ, anh và người em của Macro. Khi ấy, Macro chỉ biết ngẩng đầu nhìn đức Ala, họ bỏ xác những người thân lại để tiếp bước đến mục đích cuối cùng của mình, đó là vùng đất yên bình.
Chiến tranh Syria bắt đầu như thế nào?
Ngay cả trước khi cuộc xung đột bắt đầu, nhiều người Syria đã phàn nàn về thất nghiệp cao, tham nhũng và thiếu tự do chính trị dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad, người kế nhiệm người cha quá cố của ông Hafez vào năm 2000. Vào tháng 3 năm 2011, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ nổ ra ở thành phố miền nam Deraa, lấy cảm hứng từ “Mùa xuân Ả Rập” ở các nước láng giềng. Khi chính phủ sử dụng vũ lực chết người để đè bẹp bất đồng, các cuộc biểu tình yêu cầu sự từ chức của tổng thống nổ ra trên toàn quốc. Tình trạng bất ổn lan rộng và đàn áp tăng cường. Những người ủng hộ phe đối lập đã cầm vũ khí, trước hết phải tự bảo vệ mình và sau đó thoát khỏi khu vực an ninh của họ. Ông Assad thề sẽ nghiền nát những gì ông gọi là “khủng bố hậu thuẫn”. Bạo lực nhanh chóng leo thang và đất nước rơi vào cuộc nội chiến.
Có bao nhiêu người đã chết?
Cơ quan quan sát nhân quyền Syria , một nhóm giám sát có trụ sở tại Anh với mạng lưới các nguồn tại Syria, đã ghi lại số người chết là 353.900 người vào tháng 3 năm 2018, bao gồm 106.000 thường dân.
Con số này không bao gồm 56.900 người mà họ nói là mất tích và được cho là đã chết. Nhóm cũng ước tính 100.000 ca tử vong đã không được ghi nhận.
Trong khi đó, Trung tâm dữ liệu tội ác chiến tranh, dựa vào các nhà hoạt động bên trong Syria, đã ghi lại những gì được xem là vi phạm luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền, kể cả các cuộc tấn công vào dân thường. Họ đã ghi nhận có trên 185.980 ca tử vong liên quan đến trận chiến, bao gồm 119.200 người dân, vào tháng 2 năm 2018.
Leo thang ở Syria đến đâu?
Cuộc chiến Syria dần trở nên leo thang, không còn là những người dân chống lại ông Assad mà còn là nhiều nhóm phiến quân, nhóm sắc tộc Hồi giáo với nhau và ngay cả những bàn tay các quốc gia khác nhúng vào, giờ đây Syria thật sự là một bãi mìn hùng tráng.
Họ đã bị buộc tội tạo nên sự thù hận giữa các nhóm tôn giáo của Syria, người Hồi giáo Sunni chống lại giáo phái Shia Alawite của tổng thống . Các bên như vậy đã khiến cam kết hòa bình phá vỡ, tăng cường sự tàn bạo, tách rời các cộng đồng và làm mờ đi hy vọng hòa bình. Họ cũng cho phép các nhóm thánh chiến Hồi giáo (IS) và al-Qaeda phát triển. Người Kurd của Syria, người muốn có quyền tự quản nhưng không chiến đấu với lực lượng của ông Assad, đã thêm một chiều hướng khác vào cuộc xung đột.
Cuối cùng trong cuộc nói chuyện, Macro nói: Hy vọng hòa bình sẽ lặp lại, dù Bashar al-Assad vẫn làm tổng thống hay không còn thì người dân là phía bị chịu thiệt thòi nhất, nhớ quê hương, nhớ những con đường cổ kính có từ thời La Mã, nhớ những ngõ ngách và nhớ mùi hương của Quê hương, của Damascus…
Đoạn tôi nhìn thấy Macro nhìn về phía xa, tay cầm ly cà phê nhìn ra ngoài ô cửa, xa xăm dòng xe cộ vẫn chạy, nước Mỹ muôn năm, nước Mỹ tự do nhưng nước Mỹ cũng đâu đó trên trái đất này trở nên hoảng loạn cũng vì nước Mỹ không riêng gì Syria như một Lybia sa lầy, một Iraq khủng hoảng hay một Afganishan đầy biến động. Bao giờ Hòa Bình thật sự trở lại?