Núi Phú Sĩ trên tờ 500 Yên của Nhật
Núi Phú Sĩ là biểu tượng sức mạnh và ý chí của con người Nhật Bản. Và đây cũng là ngọn núi cao tại Nhật có tuyết phủ quanh năm trên đỉnh núi, vì thế từ xa nhìn Phú Sĩ như ngọn đèn sức sống mãnh liệt hun đúc thêm cho người dân Nhật Bản sự yêu thương, đùm bọc.
Tờ 500 Yên của Nhật Bản năm 1969 phía sau in hình núi Phú Sỹ biểu tượng của quốc gia. Tờ tiền hiện không còn lưu hành nhưng trong giới sưu tập tiền thì 500 Yên thật sự đẹp mắt, hớp hồn bởi cảnh sắc Phú Sĩ trong tờ tiền được vẻ rất tuyệt, mềm mại nhưng hùng vĩ.
Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo. Đây là một núi lửa còn hoạt động và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu.
Người ta cho rằng người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư khuyết danh. Trước thời đại Meiji, vì Phú Sĩ là một ngọn núi thiêng nên phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh núi. Ngày nay, đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng và lý tưởng cho rất nhiều nhà leo núi. Núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa hấp dẫn, thường là chủ đề của các tác phẩm nghệ thuật như bức “Nhìn về núi Phú Sĩ” của họa sĩ Hokusai. Ngọn núi này cũng góp mặt và là chủ đề của rất nhiều tác phẩm văn thơ Nhật Bản qua các thời kỳ. Núi Phú Sĩ cũng là một địa điểm truyền thống của các chiến binh xưa: các samurai đã dùng chân núi như một điểm tập luyện, gần thị trấn Gotemba ngày nay. Năm 2005, Cục Phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành tập trận ở gần chân núi Phú Sĩ.