Phần 3: Hà Lan với Malaysia
by admin ·
Hà Lan – Tìm hiểu quá trình thuộc địa tại Đông Nam Á
Bài trước:
– Phần 2: Hà Lan với Miến Điện
– Phần 1: Hà Lan với Thái Lan
Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Phương Đông nói chung và của bán đảo Malaisia nói riêng là cái duyên cớ để cho chủ nghĩa đế quốc phương Tây xâm chiếm. Từ thế kỷ XVI người Bồ Đào Nha đã đến vùng bán đảo này và tiếp theo sau là người Hà Lan đã đến và chinh phục vùng đất này.
Vào thế kỷ XVII, cùng với người Bồ Đào Nha, Anh thì người Hà Lan đã có mặt tại vùng đất này. Năm 1602, người Hà Lan đã đến đảo Kedah- một hòn đảo rất quan trọng trong bán đảo Malaisia, sau đó vào năm 1603 tức là sau một năm đặt chân lên Kedah người Hà Lan đã có mặt ở Batu Sawar của Johore. Tại đây họ đã xây dựng và thành lập thương điếm cho riêng mình. Từ đây Hà Lan đã trực tiếp trở thành đối thủ của Bồ Đào Nha trong việc chinh phục khu vực này, trong thời gian đầu hiện diện tại đây người Hà Lan đã rất khôn khéo để lôi khéo người bản xứ về phía mình. Năm 1641, liên minh giữa người Johore và Hà Lan đã đánh bại Bồ Đào Nha trong con đường chinh phục khu vực này.
Trong những năm tiếp theo một mặt Hà Lan tập trung mọi thủ đoạn để khai thác và xuất khẩu thiếc, nói chung là muốn độc quyền về buôn bán thiếc. Mặt khác luôn gây áp lực đôi khi là dùng vũ lực lên các tiểu vương quốc chống đối và lợi dụng sự mâu thuẫn giữa các vương quốc trên bán đảo Malaisia người Hà Lan đã bắt họ phải thần phục, biểu hiện sự mâu thuẫn đó như “năm 1673 người của vương quốc Jambi đã tấn công Johore, vương quốc Johore phải cầu cứu người Bugi trên đảo Vulavexi. Thế nhưng người Bugi lại tìm cách giành ngôi báu ở Johore và mở rộng ảnh hưởng sang Perak và Kedah. Đến năm 1742, họ thành lập vương quốc của mình ở Selangor ”.
Với sự kiện này đã cho thấy rằng các tiểu vương quốc không đoàn kết với nhau mà tìm cách thôn tính nhau nếu có thể. Việc làm đó sẽ thuận lợi cho Hà Lan trong việc thôn tính nhằm biến khu vực này làm thuộc địa cho riềng mình. Năm 1784, trước sự độc đoán của Hà Lan người Bugi đã có mưu toan trong việc đánh đuổi loại bỏ người Hà Lan ra khỏi khu vực Malacca nhưng thất bại. Sự kiện này cũng đánh dấu người Hà Lan đã kiểm soát khu vực này. Trong thời gian hiện diện và thống trị ở khu vực này Hà Lan phải cạnh tranh với Anh, tại đây Anh cũng có một số quyền lợi như chiếm đảo Pênang và có ảnh hưởng tại vương quốc Kedah .
Sau khi Anh có ảnh hưởng lớn tại vùng đất này thì ảnh hưởng của người Hà Lan tại khu vực này ngày một giảm sút, sự giảm sút này nó cũng có nhiều lý do khác nhau như là Hà Lan đang cố gắng thiết lập thuộc địa tại Indonesia, hơn nữa trong thời kỳ này thì công ty Đông Ấn Hà Lan đang lâm vào tình trạng không ổn định và có nguy cơ phá sản, đồng thời trong nước cũng như quốc tế có những vấn đề không có lợi cho Hà Lan . Xét ở khía cạnh nào đó thì hiệp ước năm 1824 giữa Anh và Hà Lan cũng là cái mốc để đánh dấu “sự nhường” khu vực bán đảo Malaisia của Hà Lan cho người Anh, hiệp ước đó có quy định phân chia khu vực ảnh hưởng và lấy eo biển Malacca làm ranh giới.
Theo hiệp ước thì Hà Lan chiếm giữ Sumatra và tất cả các đảo phía nam của Singapore, còn Anh thì chiếm Malacca, Singapore, Pênang và tỉnh Welsly có tên gọi chung là “vùng định cư eo biển”. Với những thỏa thuận trên thì chứng tỏ Hà Lan chấp nhận để cho Anh chiếm đóng Malaisia, nếu ta nhìn rộng vấn đề thì ta cũng thấy rằng đây là việc Hà Lan nên làm vì sau khi chiến tranh với Pháp xong thì Anh cũng đã trả lại cho Hà Lan Indonesia. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, Anh đã hoàn toàn thống trị khu vực này, như vậy quyền lợi của Hà Lan ở đây đã bị mất sau khi đã giành được nó từ người Bồ Đào Nha.